Skip to main content

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

1. Điều kiện tự nhiên:

- Thị trấn Thất Khê là đơn vị hành chính, là trung tâm kinh tế - xã hội của huyện Tràng Định.

          - Phía Đông Bắc giáp với xã Đại Đồng.

          - Phía Tây Nam giáp với xã Đề Thám.

          - Phía Tây Bắc giáp với xã Chi Lăng.

- Thất Khê cách thành phố Lạng Sơn 65 km và là giao điểm của quốc lộ 3B nối sang tỉnh Bắc Kạn và biên giới với Trung Quốc, quốc lộ 4A nối với tỉnh Cao Bằng và thành phố Lạng Sơn, tỉnh lộ 226 nối với huyện Bình Gia và từ đó có thể theo quốc lộ 1B về tỉnh Thái Nguyên.

- Thị trấn Thất Khê có diện tích 0,86 km², gồm có 5 khu phố, 1.192 hộ với 5.217 nhân khẩu; có 6 dân tộc chính cùng sinh sống như Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa, Hmông và một số ít dân tộc khác cùng đoàn kết, đồng lòng thi đua lao động, sản xuất buôn bán, kinh doanh dịch vụ, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và xây dựng đời sống văn hóa.

2. Lịch sử, truyền thống văn hóa:

Thất Khê được nhiều người biết đến với Chiến dịch Biên giới vào tháng 10 năm 1950, là chiến dịch có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Thung lũng Thất Khê là nơi gặp gỡ của hầu hết các sông suối như Sông Bắc Khê tạo thành ranh giới tự nhiên phía tây và nam của thị trấn, suối Cốc Phát và suối Pác Cát. Do vậy, cánh đồng lúa Thất Khê phì nhiêu, màu mỡ. Cùng với cánh đồng lúa Tri Phương và Quốc Khánh, cánh đồng lúa Thất Khê trở thành vựa lúa lớn nhất tỉnh Lạng Sơn.

Qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm cũng như xây dựng đất nước hay chống lại thiên tai, địch họa, đã hun đúc nên phẩm chất tốt đẹp của nhân dân thị trấn Thất Khê: cần cù, sáng tạo trông sản xuất, anh dũng bất khuất trong chiến đấu.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ kéo dài gần 30 năm, chiến tranh Biên giới năm 1950, lớp lớp thanh niên Thất Khê đã lên đường nhập ngũ. Nhiều người trong số đó đã hy sinh hoạch để lại một phần xương máu trên khắp các chiến trường, cùng nhiều mốc son lịch sử đóng góp vào những trang sử vàng của dân tộc. Ghi nhận những đóng góp to lớn của Đảng bộ và nhân dân thị trấn Thất Khê trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thị trấn Thất Khê đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba (2000), Huân chương lao động hạng nhì (2005); phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống thực dân Pháp (2005).

3. Các di tích, danh thắng trên địa bàn thị trấn:

- Thị trấn Thất Khê từ lâu được biết đết là mảnh đất địa linh nhân kiệt; có 2 di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh là Di tích Đền Trần Hưng Đạo (Đền Góc Sung), và di tích Đền Mẫu - Quan Lãnh ở khu 3 thị trấn Thất Khê. Có Bia chiến thắng và khu lưu niệm Bác Hồ là những nơi vừa có giá trị lịch sử vừa có giá trị về văn hóa danh lam thắng cảnh được nhiều du khách thập phương đến thăm. Ngoài ra hàng năm trên địa bàn thị trấn còn có 2 lễ hội truyền thống được tổ chức đó là Lễ hội Đền Mẫu - Quan Lãnh được tổ chức vào ngày 11 tháng 3 Âm lịch hàng năm và Lễ hội Đền Trần Hưng Đạo (Đền Gốc Sung) vào ngày 20 tháng 8 Âm lịch hàng năm thu hút được nhiều du khách thập phương đến tham gia.

Ngoài ra thị trấn Thất Khê còn có chợ trung tâm loại II. Có nhiều ẩm thực đạc sản như Vịt quay, Lợn quay, bánh phồng, khẩu sli …. Nổi tiếng khắp cả nước.

About